Lắng tụ Quá_trình_trầm_tích_gió

Các vật chất lắng tụ bởi gió có những manh mối về cường độ và hướng gió ở quá khứ cũng như hiện tại. Những điểm nổi bật này giúp chúng ta hiểu được khí hậu hiện tại và những gì tạo nên nó. Những khối cát lắng tụ bởi gió xuất hiện dưới dạng bãi cát, cát gợn sóng và cồn cát.

Những bãi cát thường phẳng, uốn lượn nhẹ ở bề mặt vì các hạt cát quá lớn nên không thể nhảy được. Chúng hình thành khoảng 40% các bề mặt lắng tụ bởi gió. Bãi cát Selima, chiếm khoảng 60000 km vuông ở phía Nam Ai Cập và phía Bắc Sudan, là một trong những bãi cát lớn nhất thế giới. Bãi cát này phẳng lặng tuyệt đối ở một số nơi, còn ở những nơi khác, các cồn cát di chuyển liên tục.

Gió thổi trên cát sẽ làm gợn sóng phần bề mặt, tạo thành các đường lồi và lõm với trục vuông góc với hướng gió. Độ dài trung bình giữa các bước nhảy của hạt cát tương ứng với bước sóng, hay khoảng cách giữa hai chỏm liền kề của các sóng. Trong các gợn sóng, các hạt thô nhất tập trung tại chỏm gây ra sự phân loại ngược. Điều này khác biệt với gợn sóng từ cồn cát, khi mà các hạt thô nhất thường ở trong phần lõm của sóng. Đây cũng là điểm nổi bật khác biệt giữa các sóng tạo ra bởi nước và gió.

Cát do gió thổi di chuyển nhẹ lên trên cồn cát theo hướng gió thổi bằng cách nảy hay trườn. Cát tích tụ tại phần bờ, đỉnh của cồn cát bên trên phần mặt dưới của cồn. Khi lượng cát tại bờ vượt quá góc nghỉ, một ít cát sẽ trượt xuống mặt dưới cồn cát. Từng hạt một, cồn cát di chuyển xuôi chiều gió.

Trầm tích mà tích tụ lại bị gió thổi đến các gò, lằn gợn, hay cồn cát mà có dốc thấp ở bên phía đón gió. Phần xuôi chiều gió của cồn cát, phần khuất gió, thường là dạng dốc nằm nghiêng như tuyết lở, tương tự mặt dưới cồn cát. Cồn cát có thể có nhiều hơn một mặt bên dưới. Độ cao tối thiểu của mặt bên dưới là khoảng 30 cm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quá_trình_trầm_tích_gió http://lukew.com/marsgeo/aeolian.html http://www.sciencedirect.com/science/journal/18759... http://www.geo.cornell.edu/geology/research/derry/... http://digital.library.unt.edu/browse/department/g... http://digital.library.unt.edu/permalink/meta-dc-1... http://www.lbk.ars.usda.gov/wewc/biblio/bar.htm http://pubs.usgs.gov/gip/deserts/eolian/ http://www.aeolianresearch.org/index.htm http://phys.org/news/2010-11-african-red-soil-sout... https://web.archive.org/web/20061201140005/http://...